Sự kiện : 25/07 Blog chính thức đổi tên thành X-0707
Tin hot : Hacker đang rất là lộng hành bà con mình cẩn thận nha!
Bài hay : Not config by admin
Thông báo : Để mua hàng trên blog bạn vui lòng liên hệ với mình qua SĐT 090.39.39.710 để lấy thông tin, hoặc để nhận được tư vấn và hướng dẫn để lựa chọn và mua sản phẩm phù hợp. Thời gian delay hàng trễ nhất là 1 tuần và đổi trả bảo hành là 2 tuần

Sunday, May 29, 2016

[Kinh nghiệm] Những điều cần biết về ổ cứng

Với người tiêu dùng ổ cứng là một phần không thể thiếu để bạn lưu trữ những dữ liệu quan trọng của mình
Thế bạn có thực sự hiểu về ổ cứng hoạt động như thế nào để sử dụng chúng bền hơn và hạn chế mất mát dữ liệu, cách chọn và nâng cấp ổ cứng sao cho hợp lý

1. Cấu tạo ổ cứng
a. Ổ cứng truyền thống HDD: Loại này thì có 2 phần:
Phần cơ: gồm có Hệ thống đĩa, hệ thống head đọc ghi. Hệ thống đĩa sẽ có mâm đĩa và motor xoay đĩa được truyền động qua hệ thống trục đĩa, còn hệ thống head là các phần làm bằng vật liệu đặc biệt đi ghi/đọc thông tin từ mâm đĩa, và khoảng cách từ head tới mâm đĩa là = 1/10 sợi tóc, chính vì lí do này mà nếu bạn để ổ cứng bị rơi hay va đập trong quá trình sử dụng, dù đĩa đang hay không hoạt động thì rất để làm ổ hư hỏng hoàn toàn và toàn bộ dữ liệu của bạn ra đi. Vì vậy phần cơ được bảo quản rất tốt trong điều kiện chân không. để giảm độ ảnh hưởng làm head và đĩa cạ vào nhau và hạn chế lỗi phát sinh do tác nhân vật lý trong quá trình hoạt động, nên bạn không nên tự tháo ổ đĩa này ra và loại ốc để vặn loại nắp bảo vệ cũng là ốc 6 sao, hoặc ngũ giác để hạn chế sự tháo mở nên chỉ có những người có thiết bị chuyên dụng thì mới tháo ra được.

Phần mạch điện: Phần này thì có nhiệm vụ điều khiển hoạt động của khối cơ và giúp máy tính giao tiếp với ổ đĩa. Phần này cũng rất quan trọng và để lộ bên ngoài nên dễ bị các yếu tố như độ ẩm công trùng làm hư hỏng, phần mạch điện hư cũng rất vất vã nó cũng gần nhưng làm cho ổ đĩa bạn hư hoàn toàn nếu không có linh kiện phù hợp và những người thợ giỏi. Nên bạn phải bảo quản ổ cứng thật tốt.
b. Ổ cứng đời mới SSD: SSD đã ra đời, hoàn thiện với nhiều cải tiến và đang được nhiều người có nhu cầu sử dụng các thiết bị lưu trữ tốc độ cao, ít chịu các tác động vật lý như rung lắc và rơi. Vì ổ SSD không có giàn cơ nữa 100% là các mạch điện, các dữ liệu được lưu trữ trên các chip NAND dưới các bit 1-0. Tốc độ truy xuất cao rất nhiều lần so với ổ truyền thống gấp tốc độ lý tưởng là từ 200MB/s - 500MB/s read và 150MB/s  - 450MB/s write.
2. Giao tiếp: Ổ cứng có 2 giao tiếp phổ biến là ATA và SATA
Trong đó thì ATA giờ không còn được hỗ trợ nữa, nó chỉ có trên một số ít máy còn tồn tại trước năm 2012, từ thế hê main H61 trở về sau cổng này không còn xuất hiện trên các mainboard nữa nên đồng nghĩa nếu bạn có ổ cứng chuẩn ATA thì sẽ không thể sử dụng trừ khi bạn phải có một adapter để chuyển đổi.
Chuẩn SATA(Serial ATA) thì có SATA khá mờ nhạt ở một số main 865 và 945 đời đâu của thế hệ 45nm năm 2009 và tới khi các dòng G31/G41.. về sau nó được lên SATA 2 với tốc độ tầm 100/60MB/s R/W và tới H61 khoảng 2012 là SATA3 với tốc độ lý tưởng là 300/500MB/s R/W. SATA 3 ra đời là điều kiện lý tưởng để xài SSD qua giao tiếp SATA có sẵn mà không không phải sắm thêm một giao tiếp phụ

Ngoài ra vẫn có một số SSD cá biệt xài cổng PCI và M2 với tốc độ cực kỳ nhanh gần gấp đôi so với SATA3 mà cụ thế với SATA3 cho tốc độ 750MB/s max thì M2 cho tốc độ tới 1250MB/s, thường M2 xuất hiện trên các mainboard dòng hi end và giá cũng khá đắt.

3: Dung lượng:
Với các ổ cứng dung lượng <2TB ~2000GB thì bạn không bận tâm lắm cơ bản đa số các máy ráp sau 2009 là có thể dùng ổ này. tuy nhiên với ổ >3TB thì nó có phần đặc biệt một tí mà các bạn nên biết nếu có ý định ráp cho mình loại này. Trước tiên là mainboard bạn đang xài là gì, nếu là máy từ 2012 về sau họ H/P/B có hỗ trợ UEFI và windows7 64bit trở lên thì bạn chỉ cần chuyển nó về GPT disk và định dạng NTFS cho nó là ok. Windows XP cũng có nhưng sẽ phức tạp và cấu hình các máy từ 2012 trở về sau chạy win10 là tốt nhất.
4. Hạn sử dụng ổ cứng
Chuyện nghe như đùa nhưng ổ cứng có một hạn sử dụng mà các nhà sản xuất đã ấn định ngầm cho nó, Trung bình trong 2 năm đầu chiếc ổ cứng mới sẽ hoạt động ok về mặt phần cứng và mặt logic cho dữ liệu. Tuy nhiên sau 2 năm này bạn nên kiểm tra thường xuyên sức khỏe ổ cứng của mình (1 tháng 1 lần xài nhiều thì kiểm tra nhiều) cách kiểm tra dễ nhất là dùng DiskInfo hoặc là HDTune thấy Good/Ok là đc còn có warning hay có cái nào vàng đỏ thì chuẩn bị tâm lý sao lưu dữ liệu và thay ổ cứng mới. Vì đa phần ở VN mình có thói quen hư mới mang ra tiệm nên lúc mà ổ cứng mà các bạn mang ra thì đã bị lỗi nặng chỉ có cách thay chứ dữ liệu thì không thể cứu vãng. Còn các dịch vụ nó khôi phục có khi bằng tiền bạn mua 10 cái ổ cứng mới như vậy.

No comments:

Post a Comment