Sự kiện : 25/07 Blog chính thức đổi tên thành X-0707
Tin hot : Hacker đang rất là lộng hành bà con mình cẩn thận nha!
Bài hay : Not config by admin
Thông báo : Để mua hàng trên blog bạn vui lòng liên hệ với mình qua SĐT 090.39.39.710 để lấy thông tin, hoặc để nhận được tư vấn và hướng dẫn để lựa chọn và mua sản phẩm phù hợp. Thời gian delay hàng trễ nhất là 1 tuần và đổi trả bảo hành là 2 tuần

Monday, August 5, 2013

[Tâm sự] Tình trạng tiêu cực trường chuyên Lê Quý Đôn Khánh Hòa(Via Vozforum.com)

LỜI TÂM SỰ CỦA MỘT CỰU HỌC SINH TRƯỜNG LÊ QUÝ ĐÔN KHÁNH HÒA- SỰ THẬT VỀ THẦY CÔ TRƯỜNG LÊ QUÝ ĐÔN KHÁNH HÒAMình là một cựu học sinh của trường Lê Quý Đôn Khánh Hòa. Ba năm học tại trường là ba năm mình cố gắng miệt mài học tập. Vì học ở trường này ai cũng biết, đó là một vinh dự và cũng là một sức ép rất lớn. Mình phải cố gắng thật nhiều để đáp lại lòng mong mỏi của cha mẹ, người thân, thầy cô và của chính bản thân mình nữa. Rời trường vào đại học, mình cố gắng học ngày học đêm để có được tấm bằng giỏi, mong rằng sẽ kiếm được một công việc tốt với tấm bằng ấy. Hơn nữa, mình chọn nghề sư phạm, sau này làm thầy làm cô mà học hành không ra gì thì làm sao dạy dỗ học trò?Mình rời trường đại học ra đi dạy. Lúc đầu mình dạy trường Chu Văn An. Đây là một ngôi trường mình rất yêu mến vì các thầy cô ở đây sống rất có tình người. Thầy Bình Hiệu Trưởng cũng vậy, rất quan tâm đến giáo viên. Mình nhớ mỗi lần thấy mình buồn, thầy đều hỏi thăm. Mình ốm đi một chút thầy cũng nhận ra và ân cần hỏi han. Mà không phải riêng gì mình, tất cả các giáo viên trong trường đều được thầy quan tâm tận tình như vậy. Làm việc trong một ngôi trường với một thầy Hiệu Trưởng tốt đẹp là thế, với các thầy cô đồng nghiệp đầy tình người là thế nhưng sau ba năm, mình quyết định ra đi, trở về lại ngôi trường Lê Quý Đôn thân thương ngày xưa, nơi mình đã từng học tập, vì mình muốn đem hết sự nhiệt tình của mình, đem hết sức trẻ của mình để cống hiến cho ngôi trường mà mình đã từng chịu ơn. Và hơn nữa, dạy trong một ngôi trường toàn là những học sinh ngoan và chăm chỉ học tập là một mong mỏi của mình.Năm đầu tiên dạy tại trường, mình được phân công dạy 5 lớp: 10 Toán, 10 Lý, 10 A1, 11S-T, 11A2. Đúng là các em không làm mình thất vọng. Các em các lớp mình dạy học tập rất tốt, có tiềm năng phát triển rất tốt, các em biết vâng lời và kính trọng thầy cô. Mình còn gặp được một số bạn đồng nghiệp trẻ rất thân thiện, rất chân thành và nhiều thầy cô cũ của mình luôn tận tình chỉ bảo, giúp đỡ mình.Các em học sinh trong các lớp mình dạy chăm học là thế, siêng năng là thế, nhưng mình phát hiện ra rằng rất nhiều em học Tiếng Anh trên 3 năm rồi, lại là học sinh trường chuyên, mà không nói nổi một câu Tiếng Anh cho ra hồn Trong một lớp chỉ có khoảng một hoặc hai em học sinh có khả năng phát âm và khả năng nói tạm được. Với khả năng Tiếng Anh như vậy, tương lai của các em sẽ như thế nào? Sợ rằng sau này các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn, vì trên thực tế, nhiều công việc đòi hỏi người làm việc phải có khả năng giao tiếp tốt bằng Tiếng Anh, chỉ biết mỗi ngữ pháp, ai mà nhận.Thực sự mình không giỏi, nhưng mình biết một số phương pháp dạy hiệu quả, đặc biệt là phương pháp dạy phát âm. Với lòng nhiệt tình, với sức trẻ, mình muốn cống hiến những gì mình biết cho ngôi trường mình đã từng theo học, mình đã mang ơn, và mình cũng muốn giúp đỡ các em học sinh nữa, không muốn bọn nó giống như mình ngày xưa, mang tiếng học trường chuyên mà không phát âm nổi một câu Tiếng Anh cho ra hồn, chỉ biết mỗi ngữ pháp nhờ học thêm thầy Triền.Dạy phát âm mệt lắm, vì phải sửa từng âm một cho từng học sinh, mình muốn tất cả học sinh mình dạy đều phát âm tốt, nói tốt. Vì mình cũng có quan niệm như một ông thầy đã từng dạy mình :” Trồng cây nào phải tốt cây nấy.” Nhiều khi dạy mệt đến không nói nổi, nhưng mình vẫn cố gắng, mong rằng cây mình trồng sẽ có ngày đâm hoa kết trái.Các em học sinh của mình quả là không phụ lòng mong mỏi của mình, khả năng phát âm của các em học sinh trong 5 lớp mình dạy đều tiến bộ vượt bật, có nhiều em phát âm rất tốt. Có một số giáo viên Tiếng Anh trong tổ khi đi dự giờ cũng phải công nhận điều đó. Các em thật sự là niềm tự hào của mình. Quỳnh Nhi lớp 11 Sinh-Tin đã nói: “ Trong suốt nhiều năm học Tiếng Anh, thì đây là năm em cảm thấy thích môn Tiếng Anh.” Nghe được những lời nói đó, mình cảm thấy xúc động ngập tràn, thật sự mình rất hạnh phúc, những nổ lực của mình đã không đổ sông đổ bể, những cố gắng của mình cuối cùng đã cho kết quả tốt. Những cây mình trồng đã thu được trái ngọt.Đó là về phần phát âm và phần nói, còn về phần khác, mình cũng phải dạy để cho đúng chương trình, để cho các em học sinh của mình có đủ kiến thức để làm những bài kiểm tra. Vậy là mình quyết định, ngoài giờ dạy chính khóa, mình sẽ dạy trái buổi cho các em nữa. Giờ học chính khóa trên trường mình dạy chương trình Sách Giáo Khoa của Bộ, còn giờ học trái buổi mình dạy ngữ âm và chương trình ngữ pháp căn bản để đảm bảo học sinh của mình vừa có thể phát âm tốt, vừa có kiến thức để làm bài kiểm tra. Mình biết, đi học trái buổi sẽ tốn thời gian của các em, đôi khi các em muốn ngủ trưa nhiều hơn một chút nhưng phải dậy đi học Tiếng Anh. Bản thân mình cũng phải hi sinh thời gian và công sức của mình. Vậy thì, cả cô và trò đều phải cố gắng thôi.Mình vì học sinh như vậy nhưng cuối cùng không được khen ngợi mà còn bị cô Thạch tổ trưởng phê bình. Cô nhắc nhở mình 4 lần và cuối cùng kiểm điểm mình trước tổ vì cô nghe học trò nói mình dạy phát âm cho học trò trong vòng ba tháng liên tục mà không dạy gì trong chương trình Sách Giáo Khoa. Thật là oan uổng cho mình hết sức, đó thật là một lời vu khống không đúng sự thật. Mình giải thích rằng mình có dạy phát âm vì khả năng phát âm của học sinh không tốt, nhưng mình vẫn dạy chương trình Sách Giáo Khoa nữa. Nhưng măc cho mình giải thích như thế nào đi chăng nữa, cô vẫn không tin. Cô nói là cô nghe học trò phản ánh.Mà thật lạ, nhà trường hàng học kỳ có lấy ý kiến của học sinh về giáo viên nhưng không thấy ý kiến trái chiều nào của học sinh về mình. Vậy thì, cô nói học sinh phản ánh là từ đâu? Mình cũng không biết nữa. Khi mình hỏi học sinh nào nói thì cô không trả lời. Và trong lúc nói chuyện với học trò, mình mới biết: ở lớp dạy thêm tại nhà của cô, cô hay hỏi học sinh của mình là trên lớp cô Thủy dạy cái gì? Có dạy phát âm không? Học sinh ngây ngô, nó chỉ trả lời là có chứ không giải thích rõ là cô Thủy có dạy phát âm nhưng cũng dạy chương trình Sách Giáo Khoa nữa.Và cuối năm, khi xét hết tập sự cho mình, cô Thạch lại lôi chuyện này ra nói nữa. Mình có giải thích với cô rằng: “Không thể có chuyện em không dạy gì kiến thức trong chương trình liên tục trong 3 tháng. Vì nếu em dạy như vậy, làm sao học sinh của em có thể làm được bài kiểm tra. Đặc biệt, các bài kiểm tra của tổ Tiếng Anh đều là kiểm tra đề chung. Và trên thực tế, điểm bài kiểm tra của học sinh các lớp em dạy vẫn đảm bảo tương đương với mặt bằng chung của cả Tổ.” Cô trả lời rằng: “Học sinh làm được bài kiểm tra trên trường vì tụi nó đi học thêm.” Câu nói của cô không những phủ nhận công sức dạy dỗ của mình, mà còn phủ nhận công sức dạy dỗ trên trường của nhiều thầy cô khác vì học sinh làm được bài kiểm tra trên trường là nhờ đi học thêm.Đầu năm học 2011-2012, mình đang dạy tiết writing bài 4 tại lớp 11 Sinh-Tin, thì cô Thạch, cô Nhã và cô Mai vào dự giờ đột xuất mình. Lúc đó mình đã dạy được 10 phút. Các cô vào dự giờ nhưng không hề nói với mình một tiếng nào trước đó, mà cứ xông thẳng vào lớp. Mình thấy hành động của mấy cô như vậy thật bất lịch sự và thiếu tôn trọng mình, nhất là trước mặt học sinh.Trong lần họp tổ sau đó, cô Thạch góp ý bài dạy hôm đó của mình. Cô nói mình dùng sai từ “most” trong mẫu câu “I am most grateful to you for…”, cô không biết rằng trong văn phong trang trọng, từ “most” có nghĩa là “very”. Và cô cũng cho rằng mình sai khi dùng cụm từ “ a letter of thanks”, cô nói: theo cô biết thì chỉ có cụm “a thank-you letter” chứ không có “a letter of thanks”. Sau đó mình có đem từ điển lên để chứng minh là mình không dùng sai từ. Trong một lần khác, sau khi dự giờ tiết thao giảng của mình, cô Nhã có nhận xét mình dùng sai từ “Crossword”. Cô nói: phải dùng “Crossword Puzzle” chứ không có từ “Crossword”. Sau đó, mình cũng có đem từ điển lên để chứng minh là mình không dùng sai từ.Từ đó trở đi, không biết tại sao cô Thạch và cô Nhã cứ cho rằng mình là người hay cãi và không biết lắng nghe. Và các cô còn đi nói với những người khác trong trường rằng mình là người hay cãi. Các cô còn nói với cả Ban Giám Hiệu. Cô Thu hay gọi mình lên nhắc nhở là “Tại sao em không biết lắng nghe, lại hay cãi trong khi những cô kia là những giáo viên kỳ cựu, đầy kinh nghiệm. Các cô kia nói thì em phải biết im lặng học hỏi chứ sao lại cãi.” Trời ơi, người ta nói mình sai, mà mình không sai thì mình phải lên tiếng chứ, chẳng lẽ lại im lặng gật đầu và chấp nhận mình sai? Mà “nói có sách thì mách phải có chứng”, mình phải được quyền nói lên quan điểm của mình chứ, sao lại nói là mình hay cãi?Mình không biết tại sao cô Thạch và cô Nhã cứ hay làm khó dễ mình.Lại chuyện dự giờ, mình còn nhớ, sáng hôm đó, tiết 1 mình thao giảng lớp 10 Lý, thì tiết 2 cô Thạch lại tiếp tục dự giờ đột xuất mình trong khi tiết 2 mình cũng dạy 10 Lý. Đến nỗi học sinh trong lớp cũng phải ứng lại, có đứa buột miệng: “Dự giờ gì mà dự giờ miết vậy?”Còn nữa, giáo viên tập sự ở các tổ khác, cả năm chỉ cần có 5 tiết được dự giờ, trong khi ở tổ Tiếng Anh, cô Thạch yêu cầu mình và một giáo viên tập sự khác phải thao giảng 5 tiết một Học Kỳ. Nghĩa là 10 tiết một năm. Làm hai đứa tụi mình phải nai lưng ra để chuẩn bị cho các tiết thao giảng. Mất rất nhiều thời gian, công sức và đầy mệt mỏi. Sang Học Kỳ 2, lúc thầy Điềm Hiệu Trưởng, đưa tờ văn bản quy định là chỉ cần có 5 tiết được dự giờ là đủ cho mấy cô xem thì lúc đó mình đã thao giảng gần đủ 10 tiết rồi.Nói đến dự giờ đột xuất, có giáo viên mới về trường tâm sự với mình: “Lúc nào chị cũng nơm nớp lo sợ bị dự giờ, trống đánh thì mới hết lo.” Nếu giáo viên đó mà vào trong hoàn cảnh mình thì trống đánh sau 10 phút giáo viên đó sẽ vẫn còn lo, sau 20 phút sẽ vẫn còn lo, sau 30 phút cũng vẫn còn lo vì cô Thạch và cô Nhã vẫn có thể xông vào lớp dự giờ bất cứ lúc nào.Rồi có những việc còn tệ hại hơn nữa. Mình nhớ năm ngoái ngày 20 tháng 11, mình có đem mấy lọ yến lên nhà cô Thạch để cảm ơn cô vì cô ngày xưa cũng đã từng dạy mình, cô lại là giáo viên hướng dẫn tập sự của mình. Nhưng cô trả lại mấy lọ yến cho mình và nói mình mang về nhà đi. Cô không nhận tấm lòng của mình thì thôi, lại lên trường, kể cho người này người khác nghe là mình đến nhà cô, tặng mấy lọ yến lấy lòng nhưng bị cô trả lại. Cô cũng kể cho cô Nhã nghe nữa, và cô Nhã lại đi kể cho chị Thương bên trường Chu Văn An nghe. Một hôm, chị Thương gặp mình và nói: “Bà Nhã nói là em đem hộp yến đến nhà bà Thạch để lấy lòng, rồi bị trả lại có phải không?” Trời ơi, nói thật lúc đó mình thấy cô Thạch thật là tệ.Còn nữa, vì nhà trường có yêu cầu: các lớp chuyên các môn tự nhiên sẽ học môn chuyên bằng Tiếng Anh ở một số tiết. Vì vậy, với lòng nhiệt tình của mình, mình có phát biểu trong Đại Hội Đoàn Trường đầu năm là xin được mở một lớp Tiếng Anh dạy giúp cho các giáo viên trong Chi Đoàn Giáo Viên. Và lớp này trên thực tế đã kéo dài được 1 năm học. Các cô biết chuyện, không khuyến khích thì thôi, lại đem mình ra phê bình. Mình còn nhớ, lúc đó mình đang dạy bên Chu Văn An, cô Nhã gọi điện với giọng đầy tức giận, cô yêu cầu gặp mình gấp. Nhưng mình nói mình đang dạy và phải dạy đến hết tiết 5. Cô lại yêu cầu sau tiết 5 mình phải qua trường để gặp cô. Rồi cô gặp mình và phê bình mình với giọng đầy tức giận. Sau đó trong một lần họp tổ, cô Thạch và cô Nhã lại đem mình ra kiểm điểm tiếp về việc đó. Các cô nói: “Có người nói không biết em giỏi bao nhiêu mà đòi dạy Tiếng Anh cho tất cả giáo viên trong trường.” Mình nhiệt tình mở lớp dạy Tiếng Anh giúp đồng nghiệp không lấy tiền, ai thấy cần học thì học, mình có ép buộc học đâu mà lại nói như vậy? Và mình nói mình chỉ dạy giúp các Đoàn Viên trong Chi Đoàn Giáo Viên thôi. Các cô cứ khăng khăng rằng mình đòi dạy cho giáo viên cả trường. Các cô không có mặt trong Đại Hội Đoàn Trường lúc đó sao lại cứ nói sai sự thật? Mà dù mình có đề nghị mở lớp Tiếng Anh miễn phí dạy giúp cho các giáo viên trong trường thì cũng có gì sai đâu mà cứ phê bình mình hết lần này đến lần khác?Không những bị mất ăn mất ngủ, suy kiệt sức lực vì sự làm khó dễ của mấy cô. Mình còn gặp chuyện với thầy Điềm Hiệu Trưởng nữa. Những lời gạ tình và những hành vi sàm sở của thầy đối với mình đến bây giờ vẫn còn ám ảnh mình.Đầu năm ngoái, khi mình mới về trường, mình được bầu vào trong Ban Chấp Hành Chi Đoàn Giáo Viên. Sau đó ba người trong Ban Chấp Hành có bàn nhau mời thầy đi ăn nhà hàng để ra mắt. Sau khi ăn xong, thầy có rủ 3 người bọn mình đi hát Karaoke. Trong phòng Karaoke, thầy ngồi ở giữa, chị Trang và Huy ngồi bên trái thầy, thầy bảo mình ngồi bên phải thầy. Tất cả đều hướng về màn hình tivi để hát. Thầy cứ liên tục mời bia mình, vì không quen uống nhiều nên mình đã say. Lợi dụng lúc mình say, thầy ôm chầm lấy mình và hôn mình, mà hôn môi mới khiếp chứ . Tuy mình say nhưng vẫn còn ý thức được, lấy cớ là phải đi vệ sinh, mình chạy vào nhà vệ sinh và đứng đó bần thần một hồi lâu vì mình cảm thấy sợ và ghê quá.Tiếp đến, vào ngày 19 tháng 11, nhà trường có tổ chức tiệc tại Hội Trường cho giáo viên để mừng ngày 20 tháng 11. Cuối buổi tiệc, thầy Điềm gặp riêng mình ở hành lang bên phải hội trường. Thầy đứng thật sát mình và nói với mình rằng: “Thầy biết mấy cô kia đang làm khó dễ con, nhưng thầy sẽ lo cho con hết, miễn là con chịu đi nhậu và đi tiếp khách với thầy”. Sau buổi tiệc, mình về nhà, thầy cứ liên tục gọi điện cho mình nhưng mình không dám bắt máy vì sợ thầy sẽ rủ mình đi nhậu và đi tiếp khách.Sau đó, vào một buổi tối, thầy có gọi điện cho mình và rủ mình đi uống café với thầy, nói rằng thầy có chuyện muốn nói với mình. Mình thấy đi uống café là chuyện bình thường nên mình đồng ý. Rồi thầy lái xe hơi đến tận nhà mình để đón mình. Trên đường đi, thầy cứ hỏi hoài rằng :” Bây giờ đi café hay đi nhậu?” Mình nghĩ đến việc đã xảy ra hôm trước nên sợ và nói chỉ muốn đi uống café thôi. Thầy chở mình đến một cái quán café nằm sâu trong một cái đường nhỏ gần đường ray xe lửa, trên đường 23 tháng 10, gần siêu thị Cầu Dứa. Mình không nhớ tên quán đó là gì nhưng nhớ quán đó là của một cô bạn của thầy, cũng người Huế. Trong khi ngồi trong quán, thầy có nói với mình rằng : Cô (là vợ thầy) vào Sài Gòn thăm thằng Ni rồi, nhà thầy không có ai hết chỉ có mình thầy. Để chứng minh, thầy lấy điện thoại gọi điện cho vợ thầy và hỏi cô gặp con có vui không? Sài Gòn thế nào? Và thầy nói với mình rằng cô chủ quán café là em gái của một người bạn thân của thầy, nhà cô rộng và có nhiều phòng lắm và rủ mình vô nhà cô chơi, nhưng mình từ chối. Trên đường chở mình về, thầy lặp đi lặp lại rất nhiều lần là nhà thầy không có ai hết, chỉ có mình thầy. Thầy gợi ý mãi mà thấy mình không nói gì, sợ mình không hiểu ý nên thầy đề cập luôn: “Hay Thủy về nhà thầy uống rượu với thầy”. Nhưng mình từ chối và nhờ thầy chở mình về.Mấy hôm sau, vào buổi tối của ngày thi đầu tiên của kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm ngoái, thầy lại gọi điện cho mình rủ mình đi uống café, mình lấy cớ là có việc bận nên từ chối. Nhưng thầy nói rằng thầy đang lái xe đến đón mình và xe gần tới nhà mình rồi. Không thể từ chối nên mình đồng ý đi uống café với thầy. Sở dĩ mình nhớ chính xác buổi tối hôm đó là buổi tối của ngày thi đầu tiên của kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm ngoái là vì khi ngồi trong xe thầy, mình có nghe thầy gọi điện cho một thầy khác và nói rằng: “Học sinh ở nhiều tỉnh phía Bắc hỏi bài, copy bài nhau rất nhiều, anh cứ dặn học sinh mình ngày mai thi vòng hai cứ hỏi bài nhau thoải mái, không sao đâu”. Khi đó mình cảm thấy rất sửng sốt và cả bức xúc nữa vì trong các đợt họp Hội Đồng thầy cứ oang oang là phải thực hiện 2 không, “chống tiêu cực trong thi cử và chống bệnh thành tích”. Mà đây lại là kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Buổi tối hôm đó, thầy chở mình đến quán Hoa Biển II gần đường Phong Châu. Khi ngồi trong quán, thầy lại cho mình biết là cô đi vắng rồi, chỉ có một mình thầy ở nhà. Trên đường về, đến nơi giao nhau giữa đường Vân Đồn và Lê Hồng Phong, đi thẳng đường Lê Hông Phong sẽ tới nhà mình, còn cua đường Vân Đồn thì có thể tới được nhà thầy. Tại chỗ giao nhau giữa hai con đường, thầy hỏi mình: “Bây giờ về nhà thầy hay về nhà Thủy.” Mình trả lời : “ Dạ về nhà con.” Thầy lại hỏi : “ Bây giờ về nhà Thủy hay về nhà thầy?” Mình trả lời : “Dạ về nhà con.” Thầy hỏi như thế đến 3 lần. Mình phải lấy lý do là: “Nếu con về nhà trễ má con sẽ lo nên xin thầy chở con về nhà.” Trên đường về, thầy nói với mình: “Ở những nơi chỉ có hai người thì Thủy cứ gọi thầy là anh.” Trời ơi, lúc đó mình mới 25 tuổi, còn thầy thì gần về hưu rồi, làm sao mình có thể gọi thầy là anh?Rồi hình như thầy sợ vợ con thầy nghi ngờ, nên có lần thầy rủ mình cùng với 2 đứa nhỏ con thầy là Na và Ni đến nhà cô chủ quán café bạn thầy uống nước và hát karaoke. Và trước mặt Na và Ni, thầy cứ liên tục gọi mình là “con gái”. Thầy muốn mọi người tin rằng thầy chỉ coi mình là con gái.Mình biết có thể thầy sẽ không dám nhận những việc thầy đã nói và làm vì mình đã không ghi âm lại những lời nói của thầy lúc đó. Nhưng mình nghĩ, thầy là một nhà giáo dục, thì thầy nên thẳng thắn nhận những lời thầy đã nói và những việc thầy đã làm.Từ khi thầy có những hành vi sàm sở với mình (nếu thẳng thắn mà nói thì đó là những hành vi quấy rối tình duc) và có những lời lẽ gạ gẫm mình nhưng mình không đồng ý, thầy bắt đầu có những biểu hiện rất khác với mình và sau đó một loạt rắc rối đã xảy ra với mình từ phía các cô và cả từ phía thầy. Mình cảm thấy rất phẩn nộ, bất mãn và cả xem thường.Trong trường này, có thể có người kính phục thầy, nhưng một trong những người đó không phải là mình. Trong trường này, có nhiều thầy cô đáng để cho những giáo viên trẻ như mình phải kính trọng và noi gương, nhưng một trong những người đó không phải là thầy.Mình biết, trong trường này, không những mình mà có rất nhiều người phản đối và bất bình với cách làm việc của thầy và của cả Ban Giám Hiệu (mình nói Ban Giám Hiệu nhưng không có ý nói đến thầy Xuân Thu, vì thầy Xuân Thu rất được lòng người và được sự ủng hộ của rất nhiều người. Đáng tiếc là thầy sắp chuyển sang trường khác.) Nhiều lần mình đi dạy, vào phòng Hội Đồng, mình thấy có nhiều thầy cô đang ngồi với nhau và nói lên những bất bình của mình về cách làm việc thiếu công bằng và phe đảng của Hiệu Trưởng và Ban Giám Hiệu. Có lần mình còn nghe một giáo viên bức xúc nói : “Chúng nó là một lũ mất dạy.” Có rất nhiều người, tuy không nói trong phòng Hội Đồng nhưng khi tâm sự, nói chuyện riêng với mình cũng bày tỏ sự bất bình đối với Hiệu Trưởng và Ban Giám Hiệu, có thầy giáo còn nhận xét: “Thằng Điềm mà làm Hiệu Trưởng cái gì. Nó quỳ mòn gối mới được lên làm Hiệu Trưởng. Chuyện đó ai mà chẳng biết. Thằng đó là một thằng bạt nhược.” Mình không hiểu rõ từ “bạt nhược” nhưng mình cảm nhận đó là một từ còn nặng nề hơn cả từ “tệ”. Một giáo viên khác cũng nói:” Với cách làm việc như thế này của Hiệu Trưởng và Ban Giám Hiệu thì trường này chỉ có tan nát hết.” Đa số giáo viên trong trường không ủng hộ Hiệu Trưởng và Ban Giám Hiệu nhưng nhiều người không dám nói, một phần vì muốn yên thân làm ăn, vì người ta còn gia đình, còn con cái. Một số người biết nhưng không nói. Cũng có người muốn nói nhưng thấy mệt mỏi lắm rồi, không còn muốn góp ý kiến để xây dựng nữa, vì nhiều lần góp ý mà Hiệu Trưởng không nghe, nhiều khi còn quay lại phê bình họ nên họ chán nản không muốn góp ý nữa. Trong các cuộc họp, mình thấy hầu như chỉ có ý kiến của một vài thầy như thầy Xuân, thầy Thẩn, thầy Lữ, thầy Nhơn ngày trước còn có cô Giang nhưng giờ cô đã về hưu. Giáo viên trẻ thì càng không dám có ý kiến vì với cách làm việc của Hiệu Trưởng (hay to tiếng chửi mắng khi họ làm không đúng ý mình), họ cảm thấy rất sợ hãi. Một số người thì chỉ biết nịnh bợ và cố gắng làm mọi cách để ghi điểm với Hiệu Trưởng và Ban Giám Hiệu. Trong các lần Họp Hội Đồng xét Hiệu Trưởng Hiệu Phó, nhận được tờ đánh giá, người ta cũng cho điểm thật cao để cho qua. Trong cuộc họp xét Hiệu Trưởng, Hiệu Phó gần đây, một chị ngồi gần mình có bày tỏ với mình rằng chị không đồng ý với cách làm việc của Ban Giám Hiệu. Nhưng khi nhìn vào tờ đánh giá, mình thấy chị vẫn cho tất cả điểm 9, điểm 10. Có người nói rằng: “Tuy mình không ghi tên trong tờ phiếu đánh giá nhưng lỡ họ nhìn nét chữ của mình, họ sẽ biết mình là ai hoặc đứa bên cạnh nó nhìn thấy lỡ nó lên méc lại với họ, rồi họ tìm cách trả thù mình thì chết. Mình chỉ muốn được yên thân.”Đầu năm nay, mình được phân công Chủ Nhiệm lớp 10 Hóa (một lớp toàn những học sinh ngoan. Nói thật, đây là lần đầu tiên mình chủ nhiệm một lớp ngoan như vậy.) và giảng dạy lớp 10 Tin, 10 A1 và 10 A2. Đa số học trò của mình đều rất ngoan và chăm chỉ học tập. Nhưng học trò năm nay cũng chẳng khác gì học trò năm ngoái, phát âm không tốt gì cả. Nghĩ cũng tội nghiệp cho bọn nó, sau này làm những công việc có sử dụng Tiếng Anh hay muốn đi du học thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đắn đo mãi, cuối cùng mình quyết định: phải dạy phát âm cho tụi nó thôi, giúp được chút gì cho tương lai của tụi nó thì giúp. Năm nay, mình kết hợp dạy phát âm trên lớp. Sau khi dạy bài trong Sách Giáo Khoa, nếu còn thời gian, mình nói bọn nó lật quyển sách ngữ âm ra học. Không như năm ngoái, năm nay mình không cho tụi nó đi học trái buổi nữa (chỉ đi học trái buổi khi nào cần học bù những tiết bị mất) vì lòng nhiệt tình của mình đã vơi đi. Mong tụi nó cũng hiểu cho mình vì mình bị làm khó dễ nhiều quá rồi.Tưởng là năm nay được yên thân, nào ngờ…Vào một hôm thứ hai, tại lớp 10 Hóa, cô Thạch, cô Nhã, cô Huyền đi thẳng vào lớp mình đang dạy. Lúc đó, mình đã dạy được 30 phút rồi. Các cô dự giờ nhưng không hề nói với mình một tiếng nào trước đó, mà cứ xông thẳng vào lớp. Thật bất lich sự. Vậy mà trường Lê Quý Đôn cuối năm vẫn được công nhận là “Trường học thân thiện.” Chắc xin Sở Giáo Dục xem xét lại. Mình chẳng thấy thân thiện gì trong cách dự giờ như vậy.Các cô dự giờ chỉ có 15 phút mà đánh giá cả tiết dạy 45 phút hôm đó của mình là không đạt.Sau giờ học, cô Thạch yêu cầu học sinh lấy giấy ra làm bài kiểm tra. Và cô Nhã lập biên bản tiết dạy của mình.Trong lần họp tổ sau đó, cô Thạch có thông báo với mình là đa số học sinh không làm được bài kiểm tra. Theo mình được biết, để đánh giá chất lượng học sinh qua bài kiểm tra, thì bài kiểm tra đó phải được cho điểm cụ thể, rõ ràng. Và dựa vào số điểm cụ thể đó mới có thể đánh giá được việc học của học sinh. Nhưng bài kiểm tra cô Thạch chấm không hề có điểm cụ thể, rõ ràng, cô chỉ cho bài nào đạt, bài nào không đạt. Lúc đó, mình có xin cô cho mình xem bài kiểm tra của học sinh, nhưng cô không đồng ý, trong khi cô đang cầm xấp bài trên tay. Hỏi học sinh thì mấy đứa nói là tụi nó làm bài được, bài dễ đối với tụi nó. Còn cô Thạch thì nói học sinh không làm được bài. Vậy nên tin ai bây giờ? Mà cô Thạch sợ gì mà không cho mình xem bài học sinh?Trong cuộc họp tổ hôm đó, sau khi lắng nghe các cô nhận xét, đánh giá xong, mình xin phép được có ý kiến. Nhưng cô Thạch không để cho mình được nói hết những ý kiến của mình, cô lấy lý do là đã trễ nên giơ tay lên để lấy ý kiến biểu quyết của cả tổ:” Ai cho rằng Thủy dạy sai quy chế chuyên môn?” Mình cực kỳ bức xúc và thắc mắc: “Tại sao cô lại lấy ý kiến của tổ về việc em có sai quy chế chuyên môn hay không, trong khi các thầy cô khác không đi dự giờ em tiết dạy đó? “ Cô Thạch trả lời: “ Vậy thì Thạch kết luận Thủy sai quy chế chuyên môn.” Cô Nhã cũng đồng tình với cô Thạch và yêu cầu ghi vào biên bản họp tổ. Và cô Hồng, tuy không dự giờ mình tiết đó nhưng cũng giơ tay, xin được ghi vào danh sách những người đồng tình với cô Thạch và cô Nhã là mình dạy sai quy chế chuyên môn. Mình không biết tại sao tiết đó mấy cô kết luận mình sai quy chế chuyên môn? Mà các cô dự giờ trễ 30 phút thì có sai quy chế hay không? Dự giờ có 15 phút mà xếp loại cả tiết 45 phút của mình là “không đạt” là sao?Dựa vào kết quả đánh giá đó, thầy Hiệu Trưởng sau đó có cho họp các tổ trưởng chuyên môn. Mình được biết, trong cuộc họp đó, Thầy Hiệu Trưởng đã quyết định chỉ cho mình ký hợp đồng 1 năm thôi trong khi những giáo viên tập sự khác được ký hợp đồng 3 năm. Vì quá bức xúc, mình đã trình bày ý kiến của mình trước Đại Hội Công Đoàn đầu năm. Từ đó trở đi, rất nhiều sự việc bất thường đã xảy ra với mình:Sau khi Thanh Tra Sở kiểm tra toàn diện mình, dự giờ đột xuất mình hai tiết, đánh giá hai tiết dạy đó là giỏi và xếp loại toàn diện tôi là tốt. Ngay sau đó bốn ngày, cô Nhã và tổ phó chuyên môn đi dự giờ đột xuất mình nữa. Cô Nhã nói chuyện đó là chuyện bình thường vì hôm đó cô cũng đi dự giờ Trà nữa, nhưng trước đó Thanh Tra Sở có kiểm tra Trà đâu. Còn Thanh Tra mới kiểm tra mình xong mà. Sau đó cô Nhã đánh giá tiết dạy đó của mình là Trung Bình với lý do là chọn từ để dạy không đúng trọng tâm. Thật lạ, bài này năm trước mình thao giảng, mình cũng chọn những từ đó để dạy các cô không nói gì, năm nay lại cho là không đúng trọng tâm. Cô Nhã còn phô tô giáo án của mình để đối chiếu với bài dạy và nói là bài dạy khác với giáo án. Mấy giáo viên khác khi cô đi dự giờ, có thấy cô so sánh giữa giáo án với bài dạy đâu mà đến lượt mình cô lại làm như vậy? Mình không đồng ý với việc đánh giá tiết dạy đó là Trung Bình nên lúc đầu mình không ký vào phiếu dự giờ, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, nếu không ký thì họ lại tiếp tục đi dự giờ đột xuất, tìm lỗi này lỗi nọ để xếp cho tiết mình dạy không đạt yêu cầu, lại càng thêm mệt mỏi, nên mình quyết định ký luôn cho xong chuyện.Có lần Hiệu Trưởng gọi mình lên trường phê bình về việc dạy phát âm cho học trò. Mình nói với thầy rằng mình sẽ dạy cho học trò phát âm thật tốt nhưng đồng thời sẽ dạy kiến thức trong chương trình sách Giáo Khoa để học trò cũng có thể làm được các bài kiểm tra nữa. Thầy nói với mình rằng: “Thôi đừng dạy phát âm nữa, dạy theo lời mấy cô đi.” Ừ thì mình dạy theo lời mấy cô. Sau đó mình không dạy gì chương trình phát âm nữa mà dạy hoàn toàn theo chương trình sách Giáo Khoa. Như vậy khỏe cho mình nhưng nghĩ cũng tội cho học trò vì tụi nó chưa học hết chương trình phát âm, nhiều đứa vẫn còn phát âm rất sai. Toàn học chương trình trong sách giáo khoa, trước các bài kiểm tra thì các em làm bài tập ngoài để ôn tập. Nhìn tụi nó có vẻ hơi chán môn Tiếng Anh nhưng mình chẳng biết làm cách nào nữa vì người ta yêu cầu mình làm như vậy mà. Mong tụi nó hiểu cho mình.Sau đó là chuyện xảy ra với em Thùy, một học sinh lớp chủ nhiệm của mình. Thật là tội nghiệp cho em hết sức. Là con một, quen được cha mẹ chăm sóc kỹ lưỡng, năm đầu tiên sống trong nội trú, xa gia đình, em có nhiều sơ sót. Mặc nhầm áo quần thể dục của một chị trong phòng, mặc gần một học kỳ, em cứ tin rằng bộ đồ thể dục đó là của mình. Nên khi một chị lớp 11, chủ nhân của bộ đồ đó nói rằng: “Em mặc đồ của chị.”, thì em lại khăng khăng: “ Em mà lấy đồ của chị thì em là con chó.” Đúng là em có nóng và quá đáng thật, nhưng câu nói đó thể hiện rằng: em tin bộ đồ thể dục này là của em. Cuối cùng, chị lớp 11 đã chứng mình được đó đúng là bộ đồ thể dục của chị, và có em trong phòng còn nghi ngờ em lấy cái quần tây của một bạn chung phòng. Em tức giận gọi điện cho ba mẹ đem hết đồ ở nhà và bày hết đồ trong vali của em ra để mọi người kiểm tra. Không may cho em, cái quần tây có trong vali của em. Cô Nhã buổi sáng hôm sau khi nghe tường trình sự việc, lập tức kết luận là em ăn cắp và đề nghị em chuyển trường. Sau đó, tinh thần em rất hoảng loạn và suy sụp. Khi ở nhà mình, em đóng chặt cửa và nằm lỳ trong đó. Em suy sụp cũng phải, đây là ngôi trường ước mơ của nhiều học sinh, nơi em ở là Diên Phước, đâu có nhiều học sinh đỗ vào Lê Quý Đôn. Khi em đỗ vào đây, em là niềm tự hào của cha mẹ, của họ hàng và có khi là của cả ngôi trường cấp II em từng theo học. Bây giờ, em phải chuyển trường vì tội ăn cắp. Thật là đau đớn cho em. Theo dõi tinh thần hoảng loạn của em qua phụ huynh, mình sợ em có thể nghĩ quẩn và có thể tìm đến cái chết. Cũng có thể lắm chứ, đọc trên báo mình thấy, có nữ sinh vì làm mất 500 ngàn tiền quỹ lớp mà đã quyết định tự sát, còn chuyện của em có vẻ nặng nề hơn chuyện mất 500 ngàn. Mình có nói lên lo sợ của mình với thầy Hiệu Trưởng và mình giật mình khi nghe câu trả lời của thầy: “Nó định lấy chuyện tự tử ra để uy hiếp chứ gì? Nó chết đi, nó chết chứ có phải con tao chết đâu mà tao sợ.” Mình không ngờ câu nói đó lại thốt ra từ miệng của một người làm thầy, mà người đó lại là Hiệu Trưởng của một ngôi trường. Sau đó, cô Thu Hiệu Phó gặp mình và nói: “ Em Thùy lấy đồ của bạn và cô Nhã đã quyết định cho em Thùy chuyển trường rồi, cô và thầy Hiệu Trưởng cũng quyết định rồi, em đừng có trống đánh xuôi mà kèn thổi ngược.” Thật là bất bình hết sức, tại sao họ lại lấy quyền lực để không cho mình bảo vệ học trò mình trong khi mình nghĩ nó bị oan?Vì biết là em không ăn cắp nên gia đình không đồng ý cho em chuyển trường. Vì vậy, nhà trường đã lập Hội Đồng Kỷ Luật để kỷ luật em. Trong cuộc họp hôm đó, có nhiều thầy cô bảo vệ em. Có thầy phân tích: nếu em có ý gian tham thì tại sao lại đem quần áo của mình ra cho mọi người kiểm tra? Đa số thầy cô trong cuộc họp hôm đó đề nghị xếp em hạnh kiểm Trung Bình. Nhưng thầy Hiệu Trưởng xếp em hạnh kiểm Yếu và tuyên bố: “ Quyền quyết định cuối cùng thuộc về Hiệu Trưởng.” Và thầy quyết định em hạnh kiểm Yếu. Vậy Hiệu Trưởng lập ra Hội Đồng Kỷ Luật để làm gì?Ban Giám Hiệu sau đó có tư vấn cho gia đình là nên chuyển trường, chứ nếu không thì học bạ của em sẽ bị ghi Hạnh Kiểm Yếu trong Học Kỳ I.Gia đình thấy quá oan ức và bất công nên có ý định lên Sở cầu cứu. Mình khuyên gia đình phải suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động. Cuối cùng ba mẹ em nghĩ lại và nói: “Biết cầu cứu Sở thì Sở có làm cho mọi việc tốt hơn không? hay cũng sẽ nghe theo ý kiến của trường? và cuối cùng cháu Thùy cũng sẽ bị chuyển trường nhưng với cái Hạnh Kiểm Yếu trong học bạ thì còn trường nào dám nhận cháu?” Vì vậy, gia đình quyết định im lặng và chuyển trường cho em.Vì cú sốc tinh thần đó mà em đã thay đổi rất nhiều. Em chán nản không còn muốn học nữa. Ba mẹ em luôn ở bên cạnh khuyên răng em, khuyến khích em học tập vì em còn rất trẻ, tương lai em còn dài, nhưng em nói: “Học để làm gì?” Lúc trước, ở trường chuyên, em học rất tốt, nhưng giờ đây, qua trường mới em không học hành gì cả. Ngày trước, có lần mình hỏi em: “Ước mơ của Thùy là gì?” Em nói: “Em sẽ cố gắng học để thi đậu vào trường y, em muốn làm bác sĩ.” Còn bây giờ em lại nói: “Học để làm gì?” Ba mẹ em rất đau buồn về em, thường gọi điện cho mình để tâm sự và nhờ mình giúp em. Mình chỉ biết khuyên bảo em chứ mình còn biết làm gì hơn cho em? Mới 16 tuổi nhưng phải chịu một cú sốc quá lớn, em vẫn không gượng dậy nỗi mặc cho những lời khuyên răn của tất cả những người yêu thương em. Liệu rằng tương lai em có bị ảnh hưởng? Liệu rằng em có thực hiện được ước mơ của mình? Trời ơi, khi người ta quyết định một việc gì, tại sao người ta không nghĩ đến tương lai của một đứa học trò?Lớp 10 Hóa Học Kỳ I lẽ ra được khen về nề nếp nhưng thầy Hiệu Trưởng nói: vì có một học sinh bị ra Hội Đồng Kỷ Luật nên lớp không được khen. Mình và mấy đứa học trò trong lớp không quan trọng nhiều đến việc lớp không được khen, chỉ thấy thương cho Thùy. Thằng Bảo có ý kiến đòi viết đơn để xin giữ bạn Thùy lại, nhưng nó đâu biết, Hiệu Trưởng đã quyết định rồi.Cô Thu, cô Nhã và thầy Điềm sau đó có phê bình mình vì mình không làm theo Ban Giám Hiệu là khuyên phụ huynh chuyển trường ngay từ đầu mà còn nhờ các phụ huynh (là Chi Hội Trưởng lớp 10 Hóa, hai Hội Trưởng Hội Phụ Huynh cũ và mới của trường), nhờ một số thầy cô trong trường bảo vệ em và mình còn lên tiếng bảo vệ học trò trong Hội Đồng Kỷ Luật. Họ rất tức giận vì “Trống đánh xuôi mà kèn lại thổi ngược.”Tiếp theo là chuyện coi thi. Trong kỳ thi Học Kỳ I vừa rồi, vì mình bận việc nhà nên nhờ chị Ph coi thi giúp mình 2 buổi. Vì biết mình đang bị canh me nên mình có viết hẳn một đơn xin phép gửi lên thầy Xuân Thu. Thầy Xuân Thu rất bất ngờ vì mình nhờ người coi thi mà phải làm đơn xin phép, thầy nói rằng: “Lần sau không cần làm đơn đâu, chỉ cần báo thầy một tiếng là được, và vào buổi coi thi đó, nếu có giáo viên lên coi thi giúp em thì em đã hoàn thành xong nhiệm vụ.” Không may là lớp chị Ph coi thi dùm mình đã xảy ra sự cố (mình nhớ là lớp 12 Lý). Chị Huyền, giáo viên dạy và chấm bài lớp đó cho rằng học sinh copy bài nhau nên bài làm giống nhau và điểm rất cao. Chị báo lại cho Ban Giám Hiệu và Ban Giám Hiệu yêu cầu chị viết bản tường trình. Dựa vào biên bản coi thi, Ban Giám Hiệu phát hiện ra rằng, người coi thi lớp đó ngày hôm đó là mình. (Hoặc có thể tiến trình xảy ra ngược lại: sau khi chị Huyền báo cho ban Ban Giám Hiệu về chuyện lớp copy bài nhau, nhìn vào biên bản coi thi, Ban Giám Hiệu thấy người coi thi hôm đó là mình nên yêu cầu chị Huyền viết bản tường trình.). Sáng thứ 4 sau đó, thầy Điềm gọi điện cho mình và nói “ Cô coi thi kiểu gì mà để học sinh copy bài nhau, giáo viên chấm người ta ý kiến, chiều nay họp Hội Đồng, tôi sẽ kiểm điểm cô trước Hội Đồng.” Mình trả lời là hôm đó mình không coi thi vì bận việc nhà và có nhờ chị Ph coi thi giúp và mình cũng đã gửi một đơn xin phép lên thầy Xuân Thu. Thầy Điềm có vẻ bất ngờ vì trước đó thầy tin chắc rằng người coi thi hôm đó là mình. Thầy trả lời rất vô lý: “ Ai coi thi dùm ai tôi không cần biết, chiều nay trong cuộc họp, tôi sẽ đưa việc coi thi vô trách nhiệm này ra và nói rằng dựa trên biên bản thì người coi thi hôm đó là cô Võ Thị Bích Thủy. Tôi sẽ chỉ dừng đến đoạn đó, còn ai coi thi dùm ai thì hai người sau đó tự giải quyết với nhau”. Quá bức xúc, mình đã gọi điện cho thầy Xuân Thu và hỏi: “Tại sao lúc em gửi đơn thầy nói rằng chỉ cần hôm đó có người coi thi giúp em là em hoàn thành nhiệm vụ, mà hôm nay thầy Điềm lại nói như vậy?” Thầy Xuân Thu cũng cho rằng thầy Điềm vô lý, thầy nói rằng: “ Ai làm thì người đó chịu chứ tại sao lại kiểm điểm em trong khi em không coi thi.” Và thầy nói trước khi họp Hội Đồng thầy sẽ gặp thầy Điềm để nói chuyện. Nhờ vậy, nên trong cuộc họp buổi chiều hôm đó, sau khi trình bày đến đoạn:” Theo biên bản thì người coi thi hôm đó là cô Võ Thị Bích Thủy.” Thầy có thêm một câu: “Nhưng cô Thủy nói hôm đó cô bận việc và nhờ người khác coi thi.” Và thầy hỏi tiếp:” Vậy thì ai coi thi dùm cô Thủy ngày hôm đó?” Chị Ph đứng dậy và mình mới được yên thân.Vào đầu Học Kỳ II, một chuyện khác lại xảy ra với mình. Từ một cú điện thoại của một phụ huynh ý kiến về việc dò bài của mình.Thầy Hiệu Trưởng yêu cầu phụ huynh đó không chỉ nói qua điện thoại mà gửi ý kiến của mình qua địa chỉ email của thầy để thầy in ra làm bằng chứng. Phụ huynh ý kiến là mình dò bài khó vì mỗi lần dò bài thì dò cả bài reading, học sinh ở dưới phải phát hiện ra lỗi của bạn, nếu không phát hiện được thì phải viết bản kiểm điểm, và phụ huynh đó còn nói với thầy là học sinh viết bản kiểm điểm đến chai lỳ rồi. Những điều phụ huynh nói có những cái không đúng sự thật. Đúng là năm ngoái mỗi lần dò bài mình có dò cả bài reading nhưng năm nay mình chia bài ra từng đoạn, mỗi lần dò bài mình dò một đoạn và mình có dò thêm cách viết từ hoặc cho học sinh nói chuyện với nhau bằng Tiếng Anh để chấm điểm nữa. Khi học sinh học hết các đoạn, mình mới yêu cầu các em ôn lại và dò cả bài. Để học sinh phía dưới phải chú ý lắng nghe và không mất trật tự khi bạn được dò bài, mình có yêu cầu mỗi lần bạn đọc bài hoặc ghi từ trên bảng xong, học sinh phía dưới sẽ đứng dậy nhận xét bạn. Mỗi lần các học sinh phía dưới nhận xét sai, mình nói các em chép phạt khoảng 5 lần một đoạn nào đó, lâu lâu mới cho chép khoảng 5 lần cả bài nếu học sinh đó không nhận xét được gì cả hoặc nhận xét sai nhiều quá. Đứa nào không nộp phạt đúng ngày quy định thì chép gấp đôi. Chứ mình không hề cho viết bản kiểm điểm nếu học sinh nhận xét sai, và càng không có chuyện học sinh viết bản kiểm điểm đến chai lỳ.Từ ý kiến của phụ huynh đó, thầy tập trung thêm những ý kiến trái chiều của học trò về mình trên facebook. Tiếp theo, thầy cho tập hợp các lớp trưởng, lớp phó của các lớp mình dạy tại phòng Hiệu Trưởng. Qua học sinh, mình được biết, trước mặt học sinh thầy đã đọc tờ ý kiến của phụ huynh mà thầy đã in ra sẵn. Và nói rằng: cô Thủy bị phụ huynh ý kiến, và yêu cầu học sinh viết bản tường trình về quá trình dạy của mình trên lớp. Mình thấy thầy đọc ý kiến của phụ huynh trước học sinh như vậy là không bảo vệ danh dự giáo viên và tạo hình ảnh không tốt cho giáo viên trước mặt học sinh. Và thầy làm như vậy như là muốn chuẩn bị trước tâm lý cho học sinh là phải viết những điều tiêu cực về mình. Tiếp theo, thầy triệu tập cuộc họp gồm Ban Giám Hiệu, Chủ Tịch Công Đoàn, Thanh Tra Nhân Dân và tổ phó chuyên môn tổ Tiếng Anh để phân tích những khuyết điểm của mình qua ý kiến của học trò trên facebook và bản tường trình của các lớp trưởng lớp phó mà thầy đã yêu cầu viết trước đó. Sau đó, thầy triệu tập mình và kiểm điểm mình, chuyển lớp chủ nhiệm và chuyển hai lớp dạy của mình.Nói thật, với cách làm đó thì cả giáo viên kỳ cựu cũng sẽ có khuyết điểm trong quá trình dạy và cũng sẽ bị kiểm điểm như mình. Và sao có thể dựa vào ý kiến của 1 hoặc 2 học sinh để đánh giá giáo viên được? Mà trước đó nhà trường cũng có lấy ý kiến của học sinh mình dạy, có thấy ý kiến nào trái chiều về mình đâu? Trong khi trong lần lấy ý kiến toàn trường, có nhiều giáo viên bị học sinh phản ánh, sao thầy không xử lý theo cách đó mà chỉ áp dụng cách đó với mình? Mình cảm thấy mình bị chèn ép.Thầy quyết định chuyển lớp chủ nhiệm của mình và chuyển hai lớp dạy của mình. Mình thấy thật buồn, dù có một vài đứa không thích mình nhưng tất cả những đứa còn lại rất dễ thương, dạy tụi nó cũng được hơn 1 Học Kỳ rồi, cũng thấy gắn bó với tụi nó, nên mình có xin thầy cho mình chủ nhiệm lại và dạy lại các lớp đó, mình năn nỉ thầy từ ngày này qua ngày khác nhưng thầy vẫn không đồng ý. Học sinh lớp 10 A2, khi mình thông báo là sắp đổi giáo viên, mình thật bất ngờ khi thấy tụi nó phản đối kịch liệt, có nhiều đứa còn đòi làm đơn xin giữ lại mình. Đúng là tụi nó tuy còn nhỏ nhưng sống cũng có tình có nghĩa, tụi nó làm mình xúc động quá. Lớp 10 Hóa, khi tụi nó nghe tin, mình thấy nhiều đứa cũng rất bất ngờ và nói rằng: “Tụi em không hề có ý kiến đổi giáo viên.” Chắc ý kiến đổi giáo viên chỉ là ý kiến của vài đứa không hiểu cách dạy của mình, còn lại đa số tụi nó cũng ủng hộ mình. Để tụi nó hiểu vì sao mình không dò từ đơn lẽ mà dò các câu trong bài Reading, mình đã phát cho bọn nó cách học Tiếng Anh theo phương pháp Crazy English (Tiếng Anh cuồng nhiệt) cho bọn nó đọc. Theo phương pháp đó thì học ngôn ngữ không nên học từng từ đơn lẽ mà phải học theo ngữ cảnh, học luôn cả câu, cả đoạn. Đó là phương pháp học rất hay của một người Trung Quốc tên là Lý Dương. Mình nghĩ của Trung Quốc hay của Châu Âu, điều đó không quan trọng, miễn là phương pháp nào hay thì học hỏi thôi. Đâu phải cái gì của Trung Quốc cũng xấu xa.Cuối cùng thì cũng phải chia tay lớp 10 Hóa. Ngày phát thưởng chia tay bọn nó, mình thật buồn, buồn đến phát khóc, vì học sinh của lớp 10 Hóa này cũng rất có tình, có nghĩa.Một số phụ huynh lớp 10 Hóa khi nghe tin cảm thấy rất bức xúc, và nói rằng: không thể vì ý kiến của 1 phụ huynh mà đổi giáo viên được, họ đề nghị họp phụ huynh học sinh lại để lấy ý kiến chung của phụ huynh cả lớp. Mình có hỏi ý kiến ông Hội Trưởng Hội phụ huynh, ông cũng đồng ý điều đó. Vì vậy, mình đã viết giấy mời mời phụ huynh. Thầy Hiệu Trưởng khi biết tin, lập tức gọi mình lên, lúc đó mình mới biết muốn họp phụ huynh ở trường phải có sự đồng ý của Hiệu Trưởng nên sau đó mình đã hủy cuộc họp. Thầy còn lớn tiếng với mình: “Trường học chứ có phải là Tôn Giáo đâu mà hội họp không cần chính quyền?” Má mình có theo Đạo, mình có đi lễ nhà thờ cùng với má mình. Nhưng chuyện họp phụ huynh không có liên quan gì đến Tôn Giáo cả, tại sao thầy lại lấy nó ra làm cái cớ để xúc phạm Tôn Giáo?Thầy còn nói :” Từ khi cô về đây là cô làm xáo trộn cả trường này.” Thực sự, mình chỉ muốn được yên ổn làm việc mà thôi. Cả năm học trước, mình cảm thấy bị làm khó dễ, bị chèn ép, cảm thấy rất bức xúc và mệt mỏi nhưng mình vẫn im lặng chịu đựng để được yên ổn làm ăn. Nhưng đến đầu năm nay, sau khi mấy cô đi dự giờ đột xuất trễ 30 phút, đánh giá tiết dạy của mình là “không đạt”. Sau đó Hiệu Trưởng quyết định chỉ cho mình ký hợp đồng 1 năm thôi. Vì vậy, mình mới đứng trước Hội Đồng khiếu nại. Mình làm như vậy cũng chỉ vì bị ép vào đường cùng mà thôi.Mình đã quá mệt mỏi, quá chán nản với cách làm việc chèn ép và thiếu công bằng đó của nhà trường. Bị chuyển lớp chủ nhiệm và chuyển lớp dạy tưởng là được yên thân rồi, nào ngờ vào tiết 2 sáng thứ 5 ngày 18 tháng 4, tại phòng học của lớp 11A3, cô Thạch, cô Nhã, cô Thu Hiệu Phó, chị Ly và chị Huyền đã dự giờ đột xuất mình. Đi dự giờ đột xuất mà có tới 5 giáo viên như muốn áp đảo mình. Mình biết rằng, Ban Giám Hiệu và tổ trưởng chuyên môn có quyền đi dự giờ đột xuất giáo viên, nhưng chị Ly và chị Huyền không phải là tổ trưởng chuyên môn cũng không phải trong Ban Giám Hiệu. Chị Ly sau đó có giải thích chị đi dự giờ mình là do sự điều động của Ban Giám Hiệu. Vậy nếu chị nói đúng thì Ban Giám Hiệu làm sai à? Thầy Xuân trong cuộc họp Hội Đồng sau đó cũng khẳng định là Ban Giám Hiệu làm sai và thầy nói trong 35 năm thầy đi dạy, chưa từng nghe có cái kiểu đi dự giờ nào như cái kiểu dự giờ mà các cô đã áp dụng với mình.Trong tiết đó, khi vẫn chưa có trống hết giờ, mình vẫn còn đang giảng bài, chưa củng cố bài cho học sinh thì cô Nhã lên trước lớp, yêu cầu mình ngừng bài giảng và yêu cầu học sinh lấy giấy ra làm bài kiểm tra. Sau này chị Ly có khẳng định là trống đánh rồi cô Nhã mới cho học sinh làm bài kiểm tra. Nhưng mình nhớ và học sinh của mình cũng nhớ rất rõ là lúc đó trống chưa đánh, và tụi nó đang làm bài thì trống mới đánh. Trong khi học sinh làm bài kiểm tra, bốn cô đứng bốn góc để coi kiểm tra, tạo tâm lý rất căng thẳng cho học trò. Các cô sau đó có nói là các cô không hề đứng 4 góc và học sinh không hề căng thẳng gì cả. Chính miệng học sinh nói là tụi nó cảm thấy rất căng thẳng và không còn nhớ gì kiến thức để làm bài nữa. Và mình được kể lại là sau khi các cô dự giờ, có đứa trong lớp còn phát khóc, một phần vì bị sốc tinh thần, một phần vì thương cô. Sau đó, cô Nhã yêu cầu mình nộp giáo án cho cô kiểm tra và còn thu vở học sinh để kiểm tra. Sau tiết dự giờ, nhiều học sinh trong lớp phản đối rất mạnh mẽ, tụi nó bất bình thay cho mình. Tụi nó cũng đi kể với các thầy cô khác. Có thầy khi biết chuyện, rất phẫn nộ và nói rằng: “Con Thạch và con Nhã là người không có trái tim.” Một chị khác khi nghe học sinh kể thì rất bức xúc và gọi điện cho mình, chị nói: “(Mẹ nó). Nó muốn đuổi người ta thì nó nói một tiếng, cần gì phải hành hạ người ta như vậy?”Như vậy cũng chưa đủ, cô Nhã và cô Thạch sau đó còn đem hết tất cả những sổ đầu bài của những lớp mình dạy từ đầu năm đến giờ, so sánh với lịch báo giảng của mình để tìm ra những tiết không khớp giữa lịch báo giảng và sổ đầu bài. Tại sao trong tổ cũng có những giáo viên được kiểm tra toàn diện khác mà không bị dự giờ theo cách đó và không bị kiểm tra lịch báo giảng và sổ đầu bài theo cách đó? Mình thấy thật là bất công.Sau đó, cô Nhã còn đem hết tất cả những sổ đầu bài của những lớp mình dạy năm ngoái để so sánh với lịch báo giảng năm ngoái của mình để tìm ra những tiết lệch giữa lịch báo giảng và sổ đầu bài.Năm ngoái tại sao không kiểm tra sổ đầu bài và lịch báo giảng của mình để kịp thời nhắc nhở ? Mà năm nay lại lôi sổ đầu bài và lịch báo giảng của năm ngoái ra kiểm tra? Tất cả có phải là để bắt thêm nhiều lỗi của mình, cho mình nặng thêm tội hay không?Và chung quy lại, có phải tất cả những việc làm đó là để tìm ra lỗi sai quy chế chuyên môn của mình, để chấm dứt hợp đồng và cho mình nghỉ việc hay không?Và thực tế đã diễn ra như vậy. Vào ngày thứ 7 ( 11 tháng 5) , cả tổ mình họp chỉ để xét toàn diện cho mình, cuộc họp kéo dài từ 8 giờ sáng đến 2 giờ chiều, lúc đó cũng có thầy Xuân Thu dự họp vì cô Thạch muốn nghe ý kiến của Ban Giám Hiệu khi xét toàn diện cho mình. Mặc cho trước đó mình đã thao giảng 3 tiết và 3 tiết đều đạt loại giỏi, mặc cho trước đó thanh tra Sở đã thanh tra toàn diện và xếp loại mình là tốt, mặc cho kết quả giảng dạy của mình có chất lượng, học sinh mình làm được các bài kiểm tra nhưng các cô cứ nhằm vào những tiết ghi nhầm của mình giữa lịch báo giảng và sổ đầu bài để xét toàn diện cho mình kết quả là “không đạt”. Và các cô còn bắt lỗi mình vì có một số tiết ghi lệch giữa lịch báo giảng và phân phối chương trình. Đúng là do nhầm lẫn nên mình có ghi lệch, nhưng tổ trưởng nếu làm việc có trách nhiệm và có tình thì đầu tuần, khi kiểm tra lịch báo giảng, phát hiện có tiết lệch giữa lịch báo giảng và phân phối chương trình thì phải báo lại cho giáo viên biết để người ta kịp thời sửa chữa chứ. Đằng này lại âm thầm cùng với những giáo viên khác đi dự giờ giống như để bắt quả tang mình. Mà sao họ không xét toàn diện cả quá trình dạy của mình? Mình dạy rất đàng hoàng, không hề bỏ một tiết nào, không hề cắt xén chương trình và đến ngày cuối cùng của năm học mình vẫn dạy, không hề cho học trò ngồi chơi. Thầy Xuân Thu sau đó có góp ý rằng : “Nếu nói sai quy chế thì trong trường này có rất nhiều người sai, nhiều người còn sai lỗi nặng hơn nhiều, nhưng vẫn được bỏ qua, anh em làm việc với nhau thì nhắc nhở nhau rút kinh nghiệm, và cái lý phải đi đôi với cái tình. Hơn nữa, cũng phải nghĩ đến tương lai của cô Thủy nữa, vì quyết định này có liên quan đến sự nghiệp và tương lai của cô Thủy.” Và thầy đề nghị những tiết mà mình ghi lệch giữa lịch báo giảng và phân phối chương trình nên được bỏ qua để cùng với những nổ lực mà mình đã làm (như thao giảng đạt cả 3 tiết loại giỏi, được Thanh Tra Sở kiểm tra và xếp loại tốt, chất lượng giảng dạy tốt) để xét cho mình là “Đạt”. Mang tiếng là họp có Ban Giám Hiệu để lắng nghe ý kiến của Ban Giám Hiệu nhưng khi thầy Xuân Thu rời đi thì cô Thạch không đồng ý và đòi họp thêm một cuộc họp khác để tiếp tục xét toàn diện cho mình. Trong cuộc họp chiều thứ 3 tuần sau đó (kéo dài từ 2 giờ 35 đến gần 5 giờ), các cô cố gắng tìm hết những thiếu sót của mình và cuối cùng xét toàn diện cho mình là “không đạt”. Mặc dù các cô biết việc các cô làm có thể khép lại cả một cánh cửa tương lai của mình.Sau đó, vì quá khổ sở và bức xúc, mình có trình bày ý kiến trước Hội Đồng. Và vào ngày thứ hai tuần sau, nhà trường có đem chuyện của mình ra bàn luận. Cô Thu nói mình không có lương tâm nghề nghiệp. Nếu không có lương tâm nghề nghiệp thì mình đưa chương trình phát âm vào dạy để làm gì trong khi dạy phát âm ai cũng biết là rất mệt. Nếu không có lương tâm thì mình có cho học sinh đi học trái buổi để dạy phát âm và ngữ pháp căn bản không trong khi mình có đến 10 tiết thao giảng để chuẩn bị và còn có rất nhiều việc để làm? (51 tiết mà cô Nhã phát hiện lệch giữa sổ đầu bài và lịch báo giảng năm ngoái đó là những tiết mình cho học sinh đi học trái buổi. Mình có ghi sổ đầu bài vì mình có dạy nhưng không ghi trong lịch báo giảng vì không có trong kế hoạch giảng dạy chung của tổ). Nói mình không có lương tâm nghề nghiệp thì hãy hỏi học sinh những lớp mình dạy xem mình có cho điểm công bằng và có giảng dạy nhiệt tình hay không? Và hãy hỏi học sinh và phụ huynh lớp 11 A3 - lớp mình Chủ Nhiệm đi, xem mình có lương tâm nghề nghiệp hay không? Mình theo dõi từng điểm số thành phần của tất cả các môn của học sinh và cả những vi phạm nề nếp hàng tuần của tụi nó để nhắc nhở tụi nó và hầu như không có tuần nào là mình không mời phụ huynh lên trường, thông báo tình hình học tập và nề nếp của các em để kết hợp với phụ huynh nhắc nhở các em, trong khi còn rất nhiều việc đang chờ mình làm. Phụ huynh nào bận không đi họp được thì mình gọi điện cho họ. Và không có tuần nào là mình không gọi điện thoại cho phụ huynh. Nếu mình không có lương tâm thì tại sao cuối năm phụ huynh lớp 11 A3 đề nghị năm sau mình tiếp tục chủ nhiêm lớp? Cô Thạch nói là đã rất tận tình giúp đỡ mình. Tận tình giúp đỡ mà tại sao tiết 1 mới dự giờ thao giảng mà tiết 2 đi dự giờ đột xuất? Tận tình giúp đỡ thì tại sao dự giờ có 15 phút mà đánh giá tiết dạy của mình là “không đạt”? Tận tình giúp đỡ mà tại sao không cho mình xem bài học sinh để mình rút kinh nghiệm? Tận tình giúp đỡ mà tại sao biết mình ghi lệch giữa lịch báo giảng và phân phối chương trình mà không nhắc nhở mà âm thầm tổ chức đi dự giờ đột xuất? Tận tình giúp đỡ mà tại sao lôi sổ đầu bài và lịch báo giảng năm ngoái ra để bắt thêm lỗi của mình, cho mình thêm nặng tội? Tận tình giúp đỡ mà tại sao không xét đến những nổ lực mà mình đã làm được mà cứ nhắm vào những thiếu sót của mình để xét toàn diện cho mình là “không đạt”? Các cô nói vì nghe ý kiến phản ánh của học sinh mới tổ chức đi dự giờ trễ 30 phút. Cô Hà nói đúng, tất cả chỉ là ngụy biện. Các cô sai mà cứ cố bao biện cho mình, để mình thành đúng. Mà các cô cứ lấy lý do là học trò phản ánh. Hàng học kỳ, nhà trường có lấy ý kiến chung của học sinh toàn trường về giáo viên, nhưng mình không hề thấy có ý kiến trái chiều nào về mình. Vậy các cô nghe học sinh phản ánh là từ đâu? Các cô có đọc một bản tường trình của một học sinh lớp 11 Sinh-Tin năm ngoái phản ánh về cách dạy của mình. Bản tường trình này mình chưa bao giờ được biết và các cô cũng chưa bao giờ nói đến trước đó. Sao đến hôm nay lại xuất hiện bản tường trình đó? Vậy bản tường trình đó đã viết lâu rồi hay các cô mới vừa cho học sinh viết? Mà lớp 11 Sinh- Tin mình đã dạy năm ngoái rồi mà sao năm nay lại lôi chuyện năm ngoái ra nói? (Trong các lần họp tổ cô Thạch phê bình mình là dạy phát âm cho học sinh liên tục trong vòng 3 tháng mà không dạy gì chương trình trong Sách Giáo Khoa, mà sao ra trước Hội Đồng cô lại đổi lại là 3 tuần?). Hơn nữa, mình được biết trong các lần lấy ý kiến chung của học sinh toàn trường, có nhiều giáo viên bị học sinh phản ánh. Sao Ban Giám Hiệu không áp dụng hình thức dự giờ trễ 30 phút và hình thức kiểm tra 4 người đứng 4 góc đối với những giáo viên đó mà chỉ ưu ái áp dụng những hình thức kiểm tra đó cho mình? Vậy đó là công bằng hay chèn ép và trù dập?Thật sự, cô Thạch, cô Nhã và thầy Điềm là những thầy cô mà ngày xưa mình rất tôn thờ và coi là thần tượng. Nhưng giờ đây những cảm xúc đó của mình về thầy cô đã tan biến và thay vào là những cảm xúc khác hẳn. Đúng là, khi còn là học sinh, mình chưa hiểu được thầy cô. Sống và làm việc trong môi trường giáo viên, mình mới hiểu rõ hết được thầy cô của mình.Thầy cô ơi, đứng trên bục giảng thầy cô dạy chúng em toàn những điều tốt đẹp, mà sao…?Thầy cô ơi, liệu như vậy có xứng đáng là những nhà giáo dục? Liệu ngôi trường này có xứng đáng là ngôi trường chuyên mà bao thế hệ học sinh của cả tỉnh Khánh Hòa này mơ ước và tôn vinh?

No comments:

Post a Comment